Tổng quan Bò Nandi

Bò Nandi và thần SivaBò Nandi trong họa phẩm thần thánh của Ấn Độ

Con bò đực Nandi được gắn với các ý nghĩa biểu trưng như: Màu trắng của con bò đực biểu trưng cho sự trong sạchcông bằng. Khi những người phụ nữ đến đền điện viếng tranh tượng bò thần Nandi đều dâng cúng hoa và chạm vào tượng đá bò thần: Họ cầu xin cho sự mắn đẻ. Có nhiều lời đồn rằng nếu các tín đồ thành tâm đối với chủ nhân thì mọi lời thỉnh cầu đều sẽ trở thành hiện thực. Ngoài ra, trong tôn giáo Vệ Đà, thần Indra được đồng hóa với bò đực. Nếu bò đực là biểu hiện của Indra thì nó cũng là biểu hiện của Shiva. Cũng như vị thần này, nó trắng ngần, quý phái. Cái bướu của nó gợi liên tưởng về ngọn núi phủ tuyết. Nó biểu thị năng lực tính dục, nhưng, cưỡi bò đực như Shiva làm, tức là chế ngự và chế biến năng lực ấy, sử dụng nó để luyện du già và tu luyện tinh thần. Nandi, con bò đực của Shiva tượng trưng cho công lý và sức mạnh. Nó biểu thị Dharma (Pháp), trật tự vũ trụ và nó không đo đếm được.

Con bò đực trong đạo Vệ Đà, Vrishabha, cũng là cơ sở của thế giới biểu hiện, từ trung tâm bất động, nó làm chuyển động bánh xe vũ trụ. Tương tự như thế, thần thoại Phật giáo đòi lại cho vị giáo chủ của mình vị trí của con bò đực trong kinh Vệ Đà. Việc gắn đức Phật với con bò cũng được nhắc đến trong một Phật thoại Khmer (Camuchia và miền Tây). Truyện kể giải thích nguồn gốc của năm vị Phật (Ngũ Phật), ba vị Phật quá khứ là Phật Câu Lưu Tôn (Krakucchanta), Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamuni), Phật Ca Diếp (Kasyapa) và Phật hiện tại Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni) và Phật tương lai là Phật Di Lặc (Maitreya) sẽ ra đời vào kiếp kế tiếp, nói chung, nhóm phật này đều liên quan đến bò.

Ấn Độ và ở Indonesia có phong tục hỏa thiêu thi hài các bậc vương giả trong quan tài mang hình con bò đực. Hình tượng con bò Ka Pin trong tang lễ người Chăm Bà La MônViệt Nam, có thể xuất phát từ chi tiết nắm đuôi bò bay lên trên trời mà người dân đã đồng nhất với người chết được lên cõi trời, tức siêu thoát cũng như nhà hiền triết Shilada và bò Nandi khi cầu khấn thần Shiva đã đến sống ở vương quốc của thần Shiva. Một nhánh của Ấn Độ Giáo, cụ thể là ở Nepal, vẫn duy trì tập tục cúng tế súc vật cho thần linh này, một lần lên đến vài ngàn con. Ở Ấn Độ và Nepal bò được xem là con vật linh thiêng. Nhưng ít người nhận ra ý nghĩa đích thực của con bò.

Theo giáo lý Phật giáo, con bò có khả năng biến ước mơ thành hiện thực với điều kiện bạn phải tử tế với nó và không được ăn thịt nó. Vì lý do này mà nhiều phật tử Trung Hoa không ăn thịt bò. Truyền thuyết Khmer kể rằng: Ngày xưa, cách nay lâu lắm rồi, có vợ chồng quạ đẻ được năm quả trứng. Một hôm, khi vợ chồng quạ đi kiếm mồi thì năm quả trứng bị mưa bão nước cuốn trôi, tứ tán và mỗi quả được một con vật nhặt được đem về ấp nở ra năm đứa trẻ về sau trở thành năm vị Phật. Quả trứng được con bò nhặt được nở ra Phật Thích Ca Mâu Ni. Bò đực được phổ biến coi như một con vật của mặt trăng, quan hệ với đêm. Cái sừng tuyệt mỹ của Shiva là vừng trăng lưỡi liềm. Hầu như ở khắp châu Á, bò đực gắn với sự chết.

Ở Ấn Độ, nếu đụng chết một con bò, sẽ bị kết tội giết người. Ở Katmandu, bò đi tự do trên phố. Đụng chết bò sẽ bị phạt tù về tội giết người. Ở trong ngôi tháp chính, có một ngôi tháp lớn, tương truyền trong đó có đặt một bức tượng bằng bảo thạch màu xanh rất linh thiêng. Đó là tượng thờ con bò thần, tương truyền là vật cưỡi của thần Shiva, vị thần hủy diệt trong Ấn Độ Giáo. Trong phong thủy, hình ảnh bò ước thường đặt trên một cái đế có nhiều đồng tiền. Con bò ước có thể cày bừa, chuyên chở, kéo xe và thậm chí cung cấp lương thực. Bò được xem là con vật linh thiêng vì nó cung cấp thức ănphương tiện lao động cho con người, thay vì ăn thịt bò thì sử dụng hình ảnh của nó để tăng cường vận may trong nhà.